TRẺ MẮC TIÊU CHẢY: CẦN LƯU Ý CÁCH CHĂM SÓC HÀNG NGÀY
 
ℹ️ Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần trong vòng 24 giờ thì có nghĩa con đang bị tiêu chảy. Tiêu chảy cấp có thể diễn ra trong khoảng 1 – 2 tuần, nhiều hơn thời gian này được coi là tiêu chảy kéo dài.
ℹ️ Trước hết, có 2 quan niệm sai lầm phổ biến mà ba mẹ cần tránh:
– Ngừng ăn, ngừng bú để trẻ hết tiêu chảy: Sai lầm vì tiêu chảy thường gây mất nước, điện giải và dinh dưỡng. Tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và suy nhược cơ thể. Do đó, nếu ngừng ăn uống, trẻ sẽ càng mất nước nặng hơn, gây nguy hiểm tính mạng.
– Cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy: Sai lầm vì sẽ ngăn chặn con đường thải độc tố ra khỏi cơ thể trẻ, chỉ làm con không đi ngoài nhưng thực chất nguyên nhân gây tiêu chảy vẫn chưa được giải quyết. Việc này có thể dẫn tới đánh giá sai tình trạng trẻ và khiến tình hình trầm trọng hơn.
ℹ️ Bởi vậy, cần đặc biệt chú ý tới cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ mắc bệnh:
– Không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy.
– Cho trẻ uống nước điện giải oresol hoặc nước cháo muối để tránh mất nước.
– Nên cho con ăn các loại thực phẩm khi bị tiêu chảy: gạo, thịt lợn nạc, thịt gà nạc, trứng, sữa, dầu ăn, khoai tây, chuối, hồng xiêm, cà rốt, ổi…
– Nên tránh cho con ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng, tinh bột nguyên hạt vì bé khó tiêu hóa. Không ăn các món có nhiều đường vì có thể làm bệnh nặng hơn.
– Cho bé ăn càng nhiều càng tốt để bổ sung dinh dưỡng. Nếu bé bị nôn trớ thì cho ăn mỗi bữa ít đi nhưng tăng số lượng bữa ăn.
– Nấu thức ăn mềm và loãng hơn để bé dễ tiêu hóa, chế biến đảm bảo vệ sinh.
– Có thể bổ sung một đợt kẽm để cải thiện tiêu chảy, ổn định đường ruột.
ℹ️ Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu tiêu chảy, phân nhầy, bọt, máu kèm sốt, mắt trũng, da khô, lừ đừ… thì cần đưa đi khám ngay để tìm nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời.
Chia Sẻ:
Top