KHI NÀO TRẺ CÓ THỂ BẮT ĐẦU TẨY GIUN?
 
▪️ Rất nhiều bé gầy yếu, xanh xao, hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, bụng chướng, chậm lớn, nổi mụn nhọt toàn thân mà không rõ lý do, cho tới khi đi khám và được chẩn đoán nhiễm giun.
▪️ Đối với trẻ nhỏ, giun rất dễ lây nhiễm qua đường miệng (tay bẩn), thức ăn chưa được nấu chín (giun đũa, giun kim, giun tóc…) và qua da (giun móc, giun lươn).
▪️ Từ năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn mới về tẩy giun đường ruột tại cộng đồng, trong đó nêu rõ việc tẩy giun là cần thiết nhằm phòng tránh các hậu quả nghiêm trọng như thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển cả trí tuệ và tinh thần, thậm chí viêm ruột thừa, tắc ống mật… gây tử vong.
▪️ Do đó, người lớn nên lưu ý các dấu hiệu nghi ngờ trẻ nhiễm giun và một số lưu ý khi tẩy giun cho trẻ:
𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦:
– Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên đã có thể bắt đầu tẩy giun
– Chống chỉ định với trẻ đang sốt, trẻ mắc bệnh cấp tính hoặc một số bệnh mãn tính (suy thận, tim, gan, hen), trẻ có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc
𝐓𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠:
– Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi dùng Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.
– Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.
𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̀𝐧𝐠:
– Thuốc uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn.
– Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.
– Nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước.
⚠️ Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ do nhiễm giun, hoặc những triệu chứng lạ không rõ nguyên nhân, ba mẹ có thể đưa trẻ tới The Medcare để được đánh giá và chẩn đoán.
⚠️ Khi cần bất kỳ sự tư vấn nào, đừng ngại liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi điện hoặc inbox page để được hỗ trợ kịp thời!
Chia Sẻ:
Top