DẤU HIỆU NÀO CHO THẤY TRẺ CHẬM NÓI?

Tùy vào độ tuổi của trẻ, ba mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây để nhận biết con mình có chậm nói hay không:

🔇 Trẻ 1 tuổi: Không hề bập bẹ hoặc bắt chước nói theo những câu nói của người lớn
🔇 Trẻ 18 tháng tuổi: Không hề nói dù chỉ là một từ hoàn chỉnh
🔇 Trẻ 2 tuổi: Chỉ nói một vài từ và giao tiếp hầu hết chỉ thông qua những tiếng càu nhàu và chỉ trò, hoặc trẻ bỗng mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ của mình
🔇 Trẻ 2 tuổi rưỡi: Chỉ nói được những âm đơn lẻ, không nói rõ ràng được cả từ hoặc vốn từ vựng ít hơn 50 từ
🔇 Trẻ 3 tuổi: Người lạ không hiểu được lời trẻ nói hoặc khi nói chỉ sử dụng một cụm gồm 2 từ đơn giản

Có thể kể tới một số nguyên nhân khiến trẻ chậm nói:
☑️ Thính lực kém, trẻ nghe không tốt dẫn tới nói cũng không tốt
☑️ Trẻ bị dính thắng lưỡi nên gặp khó khăn trong việc phát âm và nói
☑️ Trẻ mắc bệnh do di truyền, chậm phát triển, di chứng bệnh não
☑️ Trẻ mắc bệnh lý liên quan tới tâm bệnh như tự kỷ, trầm cảm…
☑️ Trẻ bị lệ thuộc vào các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại…, thường phải chơi một mình
☑️ Bố mẹ ít nói chuyện với con khiến trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, trẻ không có cơ hội được nói, không có sự phản hồi trong một thời gian dài
☑️ Trẻ bị ngược đãi, bạo hành, thiếu sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ
☑️ Một số trẻ suy dinh dưỡng hoặc sinh đôi, sinh ba cũng có thể chậm nói hơn một chút so với trẻ thông thường

⛔️ Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói nêu trên, ba mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra càng sớm càng tốt để sớm có hướng can thiệp kịp thời bằng cách cho trẻ đăng ký khám chuyên khoa nhi (đánh giá chung), khám răng hàm mặt (kiểm tra thắng lưỡi), khám tai (kiểm tra thính lực), hoặc khám tâm bệnh (đánh giá bệnh lý về tâm thần – thần kinh)
⛔️ Tham khảo lịch khám tâm bệnh – Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tại The Medcare: https://www.facebook.com/themedcare/posts/3359312834104282

Chia Sẻ:
Top