NÊN TĂNG CƯỜNG:
– Uống nhiều nước mỗi ngày
– Các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, đu đủ, rau đay, mồng tơi, rau dền, rau khoai lang, sữa chua
NÊN HẠN CHẾ:
– Các loại thịt đỏ như trâu, bò, cừu vì dư thừa protein cũng có thể gây táo bón
– Các loại hoa quả có vị chát như ổi, táo, hồng xiêm
– Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
– Các loại thực phẩm chứa cafein như sô cô la, cà phê, nước chè, nước ngọt có ga…
NÊN TẬP THÓI QUEN:
– Đi ngoài đều đặn và tập trung, không cầm đồ chơi, xem sách, nghe chuyện khi đang đi vệ sinh
KHÔNG NÊN:
– Tự ý dùng thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo phân thường xuyên mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc này có thể khiến cho ruột của bé trở nên lười nhác, chứng táo bón càng kéo dài và nặng hơn
NÊN:
– Cho bé uống nước điện giải oresol, sử dụng mỗi gói pha trong vòng 24 giờ
– Hoặc cho bé uống nước cháo muối, bằng cách nấu 30g gạo, 3.5g muối và 6 bát ăn cơm bước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml, trẻ trên 2 tuổi uống 100 – 120ml sau mỗi lần đi ngoài
– Ăn các loại thực phẩm như gạo, thịt lợn nạc, thịt gà nạc, trứng, sữa, dầu ăn, khoai tây, chuối, hồng xiêm, cà rốt…
– Ăn thêm các quả chín hoặc nước quả chín như chuối, xoài, cam, đu đủ, ổi…
– Cho bé ăn càng nhiều càng tốt để bổ sung dinh dưỡng, có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, nấu thức ăn mềm và loãng để bé dễ tiêu hóa
– Chế biến đảm bảo vệ sinh
KHÔNG NÊN:
– Cho bé ăn thực phẩm có nhiều xơ, ít dinh dưỡng, tinh bột nguyên hạt vì bé sẽ khó tiêu hóa
– Cho bé ăn thức ăn có nhiều đường