Bệnh thủy đậu ở trẻ em nếu điều trị không đúng cách có thể để lại những hậu quả khôn lường ảnh hưởng sức khỏe, quá trình phát triển của bé. Vì thế cần điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em đúng cách, hạn chế các biến chứng lên hệ thần kinh và hô hấp. Cùng The MedCare tìm hiểu thông tin chi tiết về thủy đậu ở trẻ.
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra. Thủy đậu thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 1 đến 10 tuổi, tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng. Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phổ biến nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân khi thời tiết ẩm và lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan.
Tuy là bệnh lành tính và diễn tiến nhanh nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các biến chứng do thủy đậu gây ra nghiêm trọng và để lại di chứng nặng nề suốt đời. Trẻ bị thủy đậu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm gan, viêm khớp, viêm não, rối loạn tâm thần, hôn mê, co giật,… nguy hiểm nhất là tử vong.
Hiện nay bệnh thủy đậu ở trẻ em vẫn đang là gánh nặng bệnh tật cho các nước trên thế giới. Theo thống kê mỗi năm thủy đậu gây bệnh cho hơn 4 triệu người, trong đó 10.000 bệnh nhân cần nhập viện chăm sóc y tế. Tại Việt Nam theo thống kê năm 2018, có hơi 31.000 trường hợp bị bệnh trong đó có nhiều trường hợp có biến chứng nặng vì tự điều trị tại nhà, trẻ bị thủy đậu bẩm sinh vì mẹ bầu bị mắc thủy trong thời kỳ mang thai.
Thủy đậu thường có các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng, giúp cha mẹ và người chăm sóc dễ dàng nhận biết. Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường xuất hiện với các triệu chứng sau:
Sốt cao từ 38 – 39 độ kèm theo các cơn đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến khi trẻ mắc bệnh thủy đậu. Cơn sốt thường xảy ra từ 1-2 ngày trước khi các triệu chứng như phát ban, khó chịu, mệt mỏi hay chán ăn… xuất hiện. Tuy nhiên, không phải trẻ nào mắc thủy đậu cũng sốt và mức độ sốt ở từng trẻ là khác nhau.
Thông thường, triệu chứng sốt ở trẻ khi bị thủy đậu kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày, có thể ngắn hoặc dài ngày hơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý nếu thấy con sốt cao trên 39 độ kèm các biểu hiện khó thở, co giật thì cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh thuỷ đậu ở trẻ em và các biến chứng tiềm ẩn (nếu có).
Các mụn nước, bóng nước có dịch trong thường gây ngứa dữ dội, khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu và gãi, dễ gây nhiễm trùng da nếu mụn nước bị vỡ.
Bên cạnh các dấu hiệu đặc trưng như phát ban, sốt và ngứa, bệnh thủy đậu ở trẻ em còn có các triệu chứng toàn thân khác. Những triệu chứng này thường xuất hiện từ 1-2 ngày trước khi phát ban hoặc cùng lúc với phát ban và bao gồm:
Bệnh thủy đậu do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra, đây là một loại virus thuộc họ Herpesvirus. Virus Varicella Zoster có thể tồn tại được vài ngày trong vảy thủy đậu, nhưng dễ bị tiêu diệt bởi thuốc sát khuẩn. Đây cũng là loại virus có khả năng “tồn tại âm thầm” trong cơ thể sau lần nhiễm thủy đậu đầu tiên và sẵn sàng hoạt động trở lại khi gặp các điều kiện thuận lợi, gây bệnh Zona thần kinh.
Cách thức lây truyền chính của virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ em bao gồm:
Virus lây lan qua các giọt bắn nhỏ khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu có thể hít phải các giọt bắn chứa virus và bị nhiễm bệnh.
Tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các mụn nước của người bệnh có thể dẫn đến lây nhiễm. Virus cũng có thể lây qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm dịch từ mụn nước, như quần áo, khăn mặt.
Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có thể truyền virus cho thai nhi, gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm nhưng lành tính. Tuy nhiên, những biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh không được điều trị đúng cách hoặc người bệnh không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Một số biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể xảy ra bao gồm:
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu là một quá trình quan trọng để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và tránh các biến chứng. Dưới đây là một số cách hiệu quả để chăm sóc trẻ bị thủy đậu, giúp phụ huynh hiểu rõ và áp dụng dễ dàng.
Thủy đậu là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có nguy cơ bùng phát dịch cao nếu không có biện pháp kiểm soát và phòng ngừa kịp thời. Chính vì vậy, bố mẹ cần chủ động cách ly trẻ mắc bệnh thủy đậu tại nhà, tránh đến những nơi tập trung đông người.
Để chăm sóc trẻ bị thủy đậu, việc giữ gìn vệ sinh là rất quan trọng. ha mẹ cần tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để làm sạch da, giảm ngứa và nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi tắm, nên lau khô da bằng khăn mềm và nhẹ nhàng. Để giảm các triệu chứng ngứa của bệnh thủy đậu ở trẻ em, cha mẹ có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc chống ngứa theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy cắt ngắn móng tay của trẻ để tránh trẻ gãi và làm tổn thương da.
Đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố tiên quyết khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp và trái cây mềm. Hãy tránh các thức ăn cay, nóng hoặc cứng, có thể làm tổn thương vùng miệng và cổ họng nếu trẻ có mụn nước trong miệng. Đảm bảo trẻ nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động vận động cường độ cao để cơ thể có thể tập trung vào việc hồi phục.
Cuối cùng, việc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Quan sát kỹ các dấu hiệu của trẻ để phát hiện sớm bất kỳ biến chứng nào, chẳng hạn như nhiễm trùng da, khó thở, hoặc đau đầu dữ dội. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu đòi hỏi sự kiên nhẫn và chú ý từ phía phụ huynh. Bằng cách giữ vệ sinh tốt, đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát triệu chứng hiệu quả và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể giúp con mình hồi phục nhanh chóng và tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Phòng tránh thủy đậu là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng. Dưới đây là những biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả mà phụ huynh cần lưu ý:
Tham khảo: Gói vắc xin ngừa thủy đậu tại The MedCare